Ngày tưởng niệm và ngày hoà giải Ngày_chiến_thắng_(9_tháng_5)

Lãnh đạo các nước trên thế giới tới dự Lễ kỷ niệm 65 năm ngày chiến thắng phát xít Đức tại Moskva đến đặt hoa tại Đài tưởng niệm Liệt sĩ vô danh dưới chân tường Kremly, ngày 9 tháng 5 năm 2010

Ngày 22 tháng 11 năm 2004, trong phiên họp thường niên, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bàn thảo về việc toàn thế giới tổ chức kỷ niệm 60 năm kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1945-2005), cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, tàn khốc nhất, làm chết và làm bị thương nhiều người nhất trong lịch sử nhân loại. Các đại biểu đến từ các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc đều nhất trí nhìn nhận rằng Chiến tranh thế giới thứ hai là thảm hoạ chưa từng có trong lịch sử loài người với khoảng 100 triệu người chết (kể cả những người chết do ảnh hưởng gián tiếp của chiến tranh), hàng trăm triệu người chịu thương tật, hàng trăm triệu người mất nhà cửa. Từ nhận thức đó, cần phải xem Ngày Chiến thắng không chỉ là chiến thắng của các cường quốc đã đánh bại chủ nghĩa phát xít mà còn phải xem đó là ngày mà toàn nhân loại tưởng niệm các nạn nhân của cuộc chiến tranh này và là ngày nhân loại hoà giải để vĩnh viễn không bao giờ để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới mà hậu quả của nó có thể dẫn đến sự diệt vong của loài người.[52][53][54][55][56][57][58][59]

Đó là những ý tưởng ban đầu để kết thúc phiên họp toàn thể cuối năm 2004, Đại hội đồng Liên hợp quốc ra một bản tuyên bố chung về kỷ niệm 60 năm kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai và sau đó, là một Nghị quyết về Ngày Tưởng niệm và Ngày Hoà giải. Không chỉ với ý nghĩa là Ngày Chiến thắng, các ngày 8 và 9 tháng 5 còn được coi là Ngày Tưởng niệm và Ngày Hoà giải để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai và để thực hiện sự hoà giải giữa các dân tộc. Ngày Tưởng niệm và Ngày Hoà giải này được xác lập bằng Nghị quyết số A/RES/59/26 ngày 22 tháng 11 năm 2004 của Đại hội đồng Liên hợp quốc nhân dịp kỷ niệm 60 năm kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ hai trong năm 2005.[60] Mặc dù không có tính ràng buộc về pháp lý nhưng bằng Nghị quyết № A/RES/59/26, Đại hội đồng Liên hợp quốc nhất trí khuyến cáo các nước thành viên, các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân, cùng với việc tổ chức ngày chiến thắng (ngày 8 hoặc ngày 9 tháng 5) cũng nên tổ chức song song lễ tưởng niệm các nạn nhân của cuộc Chiến tranh thứ giới thứ hai.[61]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngày_chiến_thắng_(9_tháng_5) http://www.economist.com/world/britain/displaystor... http://odesskiy.com/den-pobedi/ http://sputniknews.com/politics/20150311/101934159... http://sputniknews.com/russia/20150130/1017554567.... http://www.youtube.com/watch?v=FJES2kTt0Z0&feature... http://www.youtube.com/watch?v=dEruDTulDgw http://www.youtube.com/watch?v=mp07yG-XIO4 http://www.youtube.com/watch?v=uOhMaLip-mE&feature... http://www.courier.co.il/?id=31726 http://www.history.army.mil/brochures/centeur/cent...